Hưởng Ứng Tuần Lễ Làm Mẹ An Toàn Năm 2024
30-10-2024 09:17 am
Thai nhi 3 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ
Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi
Thai nhi 3 tuần phát triển như thế nào?
Mặc dù mẹ có thể không cảm thấy được mình đã mang thai chưa, nhưng chắc chắn lúc này một em bé đang lớn và phát triển bên trong mẹ. Mặc dù chỉ là thai nhi 3 tuần tuổi, nhưng bé lúc này đang phát triển hết sức mình. Trứng đã thụ tinh sẽ trải qua một quá trình phân chia tế bào. Khoảng 30 giờ sau khi thụ tinh, trứng sẽ chia thành hai tế bào, sau đó bốn tế bào, sau đó tám và tiếp tục phân chia đến khi di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung. Khi đến tử cung, nhóm tế bào này sẽ trông giống như một quả bóng nhỏ và được gọi là phôi thai.
Các phôi sẽ trở nên rỗng và chứa đầy chất lỏng, được biết đến như là một túi phôi. Sau đó các phôi nang sẽ tự gắn vào nội mạc tử cung. Điều này được gọi là cấy ghép. Cấy ghép trong tử cung sẽ tạo ra một kết nối thiết yếu: nội mạc tử cung sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải cho phôi đang phát triển. Theo thời gian, vùng cấy ghép này sẽ phát triển thành nhau thai.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 3
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Một cuộc gặp gỡ quan trọng đã diễn ra bên trong mẹ: một tinh trùng duy nhất đã phá vỡ màng ngoài cứng rắn của trứng và thụ tinh cùng nó. Vài ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ đi vào nội mạc tử cung của mẹ và bắt đầu phát triển. Một em bé đang lớn dần lên, thai nhi lúc này đã được 3 tuần tuổi! Có thể mẹ không biết mẹ đang mang thai, nhưng mẹ có thể cảm nhận được một chút vào cuối tuần này. Điều này được gây ra khi trứng đi vào vùng mạc tử cung chứa máu. Quá trình này thường bắt đầu từ tuần trước vào lúc sáu ngày sau thụ tinh, nhưng không ai biết chắc chắn điều này. Trong mọi trường hợp, các dấu hiệu rất nhẹ và chỉ có một số ít phụ nữ mang thai có thể cảm nhận dấu hiệu này chứ không phải tất cả.
Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Ốm nghén, như thèm dưa chua và kem, là một trong những triệu chứng hiển nhiên khi mang thai nhưng không nhất thiết phải xuất hiện trong mọi trường hợp. Nghiên cứu cho thấy rằng gần ba phần tư tất cả phụ nữ có cảm giác buồn nôn và ói mửa liên quan đến ốm nghén và điều này có nghĩa là một phần tư còn lại sẽ không trải qua hiện tượng này. Nếu mẹ nằm trong số những người không bao giờ cảm thấy buồn nôn hoặc chỉ thỉnh thoảng bị hoặc buồn nôn nhẹ, mẹ là một bà mẹ tương lai rất may mắn đấy.
Ba phần tư phụ nữ mang thai bị ốm nghén cả ngày. Tuy vậy, mẹ hãy an tâm, ngay cả khi mẹ gặp khó khăn trong việc ăn uống và bị sụt cân trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, điều này cũng không làm tổn thương bé, miễn là mẹ có thể lấy lại cân nặng bị mất trong các tháng sau này. Việc lấy lại cân thường khá dễ dàng vì buồn nôn và nôn mửa sẽ biến mất vào khoảng giữa tuần 12 đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén là gì thì đến giờ vẫn chưa ai biết chắc chắn.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 3 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Hãy hỏi bác sĩ: “Bây giờ và trong suốt thời kỳ mang thai tôi có thể giữ thói quen tiếp tục tập thể dục không?”. Việc tập thể dục có thể rất có lợi cho thai kỳ của mẹ, miễn là cường độ tập vừa đủ để không gây hại cho mẹ và thai nhi, đặc biệt là khi thai nhi chỉ mới 3 tuần tuổi.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Hãy tự thử thai trong trường hợp mẹ không có kinh nguyệt vào tuần tới. Hầu hết các biện pháp thử thai tại nhà có thể phát hiện chính xác liệu mẹ có mang thai hay không sau khi chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bị dừng lại được một tuần. Đây cũng chính là thời điểm sau hai tuần kể từ khi trứng rụng. Hãy mua nhiều bộ dụng cụ thử thai để có thể kiểm tra nhiều lần. Để có kết quả chính xác, hãy kiểm tra vào buổi sáng.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 3
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
Stress (căng thẳng)
Mẹ mang thai 3 tuần có thể nghĩ rằng trong thời gian này, điều duy nhất có thể gây hại cho bé là những gì mà mẹ tiêu hóa. Điều này không chính xác. Khi bị trầm cảm, cơ thể mẹ có thể sẽ tạo ra một số hóa chất độc hại như hormone kháng miễn dịch cortisol.
Những phụ nữ bị stress trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có tỷ lệ sẩy thai cao hơn. Stress ở người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần của bé trong cuộc sống sau này, ví dụ như bé có thể dễ bị stress hơn trong tương lai. Trong các nghiên cứu sử dụng đối tượng là chuột mang thai bị stress, con của chúng có các hành vi hết sức khác biệt so với con của những chuột mẹ bình thường.
Rượu và các sản phẩm thuốc lá
Thời điểm mang thai chính là lúc mẹ nên tránh uống rượu và các sản phẩm thuốc lá. Những chất này có thể gây hại cho khả năng sinh sản của mẹ, gia tăng nguy cơ sẩy thai và gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi dù chỉ mới 3 tuần tuổi. Một vài khuyết tật thường gặp bao gồm hội chứng thai nhi nhiễm độc rượu, các vấn đề hô hấp, nhẹ cân khi sinh và những bệnh khác. Hãy đi khám và hỏi xin ý kiến của bác sĩ ngay khi mẹ có bất cứ băn khoăn, thắc mắc hay gặp phải bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe.
30-10-2024 09:17 am
22-11-2022 02:04 pm
26-10-2020 03:14 pm
15-08-2020 09:50 pm
15-08-2020 09:48 pm
15-08-2020 09:47 pm
15-08-2020 09:45 pm
15-08-2020 09:44 pm